SẢN PHẨM MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN "MẮC CA KBANG - GIA LAI"


Thông tin về sản phẩm Mắc ca Kbang Gia Lai
-    Thông chung (mô tả về Mắc ca Kbang Gia Lai; giống-loài- chi-họ; đặc điểm sinh trưởng-phát triên; giá trị về kinh tế-y học…)
Cây Mắc ca là cây thân gỗ thường xanh, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân (kernel) trong hạt 30-50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71- 80%, trong đó chủ yếu là axit béo chưa no, rất có giá trị. Nhân hạt Mắc ca được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, bánh hộp, mỹ phẩm hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp.
Cây Mắc ca đã được trồng phổ biến ở Hawai từ những năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Australia từ năm 1960. Hiện nay Mắc ca đã được trồng ở nhiều nước khác như Nam Phi, Kenya, Zimbabwe, Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica, Trung Quốc v.v.
Ở Việt Nam, cây Mắc ca được trồng khảo nghiệm từ năm 2002 tại một số vùng sinh thái, trong đó một số nơi tại Tây Nguyên và Tây Bắc đã cho kết quả tốt.
Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận được 10 giống Mắc-ca và quy hoạch vùng phát triển cây Mắc Ca thích hợp tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1681,3 ha cây Mắc ca, là địa phương có diện tích Mắc ca lớn nhất tỉnh; trong đó, có 526,8 ha đang trong thời gian thu hoạch, ước sản lượng gần 500 tấn trong năm 2021. Diện tích Mắc ca này hiện đang được trồng xen canh, cho hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp ổn định hơn so với trước. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế cho người dân tại huyện Kbang, đặc biệt là người dân tộc Bahnar trên địa bàn. Cây Mắc ca thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Kbang, đặc biệt Mắc ca có thể trồng xen canh với diện tích cây cà phê nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, cho hiệu quả kinh tế cao mà ít tốn công chăm sóc.
Theo Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN  ngày 05 tháng 04 năm 2016 phê duyệt "Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030" quy mô, địa điểm trồng  Mắc ca giai đoạn đến năm 2020, vùng Tây Nguyên năm 2020 có diện tích  trồng là 5940 ha, trong đó huyện Kbang tỉnh Gia Lai là 550 ha. Như vậy, tính đến năm 2021 tại huyện Kbang đã có 1681,3 ha cây Mắc ca, trong đó có 526,8 ha đang trong thời gian thu hoạch. Có thể thấy hiệu quả kinh tế do cây Mắc ca mang lại rất cao: Với giá tiêu thụ hạt tươi khoảng 80.000 đồng/kg, giá hạt Mắc ca sau khi chế biến dao động từ 220.000 - 260.000 đồng/kg, thu nhập từ cây Mắc ca trồng xen trong vườn cà phê (124 cây/ha) bình quân từ 50 - 60 triệu đồng/ha. 
Tuy nhiên việc phát triển nhanh như vậy các doanh nghiệp địa phương và cơ quan quản lý cần phải có biện pháp để quản lý sản phẩm cung ứng ra thị trường sản phẩm Mắc ca tốt nhất, đảm bảo chất lượng, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt có những chính sách liên kết để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân để đảm bảo duy trì và phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca một cách bền vững.
Để đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca bền vững này có nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân như hướng dẫn trồng, thu hoạch theo quy chuẩn...
-    Thông tin về vùng trồng(bản đồ)

Image

DOANH NGHIỆP SỞ HỮU

Macca Hoàng Lan

Điện thoại: 0981003481

Địa chỉ: TDP 10 - TT. Kbang - H. Kbang - Tỉnh Gia Lai

Mô tả: HKD Hoàng Văn Lan